5 nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn thường gặp 

906

Mất răng, di truyền, tai nạn, thói quen xấu lúc nhỏ hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý là những nguyên nhân thường gặp gây nên việc sai lệch khớp cắn.

Sai lệch khớp cắn do mất răng 

Mất răng làm cho khớp cắn của bạn bị sai lệch bởi khi bất kì vị trí răng nào trống thì các răng khác sẽ có xu hướng lệch về phía răng đó. Răng đối diện cũng trồi lên dài hơn so với bình thường, làm cho cả hàm bị xô lệch. Khi bị mất răng, các bác sĩ khuyên nên trồng răng ngay lập tức nhằm tránh tình trạng khớp cắn sai, khó ăn nhai cũng như việc tiêu xương hàm.

Sai lệch khớp cắn do di truyền

Một số trường hợp, sai lệch khớp cắn có liên quan đến cấu trúc xương hàm tự có của trẻ. Nếu như xương hàm quá nhỏ mà răng lại quá to thì răng mọc lệch lạc là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại, nếu xương hàm bình thường mà răng mọc bất thường cũng có thể khiến khớp cắn của trẻ trở nên khác lạ. Đối với những gia đình có cha, mẹ bị hô, móm thì khả năng cao khi sinh con sẽ giống như vậy.

Sai lệch khớp cắn do thói quen xấu lúc nhỏ 

Khi còn nhỏ, trẻ sẽ chưa ý thức được những thói quen của mình là tốt hay xấu. Do đó, trẻ có những hành động chưa đúng như mút tay, dùng tay đẩy răng ra vào, lấy lưỡi đè vào răng,… làm cho răng không ở đúng vị trí như mong muốn mà có thể chìa ra hoặc thụt vào. Hậu quả của những việc làm này là khớp cắn bị sai lệch.

Sai lệch khớp cắn do tai nạn

Tai nạn cũng là một trong những lý do khiến nhiều người bị sai lệch khớp cắn. vài trường hợp, răng bị ngả về một hoặc nhiều phía, khiến cho người bệnh cảm giác khó khăn trong việc ăn nhai

Dịch vụ trồng răng implant chất lượng được khách hàng feedback và cảm thấy khá thoải mái hơn trong việc trồng răng

Sai lệch khớp cắn do chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong giai đoạn trưởng thành. Lúc này, nếu trẻ bị thiếu dinh dưỡng thì hiển nhiên các cơ quan nói chung và xương hàm nói riêng sẽ không thể phát triển như bình thường mà yếu đi. Khi đó, xương hàm quá nhỏ hoặc quá ngắn sẽ làm thiếu chỗ cho răng mọc, khiến chúng phải chen chúc nhau và xảy ra tình trạng sai lệch khớp cắn.

Trên đây là 5 nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn thường gặp. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được lý do vì sao khớp cắn bị sai lệch cũng như có những phương án để phòng tránh. Đồng thời, để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng cũng như sai lệch khớp cắn có thể xảy ra, bạn nên thường xuyên đến các trung tâm nha khoa để theo dõi răng định kỳ nhé!

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe răng miệng không biết hỏi ai ? Bạn có thể gửi mail theo địa chỉ dưới đây! [email protected]
Sức khỏe làm đẹp sẽ nhờ bác sĩ nha khoa để giải đáp những thắc mắc, cũng như tư vấn cho bạn về sức khỏe răng miệng online ngay khi bạn gửi mail cho chúng tôi
website: https://suckhoelamdep.vn/