Báo cáo tiến độ tiếng Anh là gì? Chuyên ngành quản lý dự án trong tiếng Anh

1666

Nếu bạn đang thực hiện một dự án hay một kế hoạch thì mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi một định kỳ nào đó bạn cần làm một báo cáo tiến độ để báo cáo mức độ hoàn thành cho cấp trên của mình. Vậy báo cáo tiến độ là gì? Và báo cáo tiến độ tiếng Anh là gì?

Khi bạn là người quản lý nghiệp đang vận hành một dự án hay một kế hoạch nào đó có KPI hẳn hoi thì các bài báo cáo tiến độ sẽ cho bạn biết mức độ hoàn thành cũng như là kết quả sau mỗi  mốc thời gian mà công ty đạt được là như nào, từ đó có thể đánh giá năng suất làm việc cũng như là đưa ra những giải pháp để cải thiện hiệu xuất. Bài viết hôm nay sẽ bàn về báo cáo tiến độ với chủ đề Báo cáo tiến độ tiếng Anh là gì? Các bạn cùng theo dõi nhé!

Báo cáo tiến độ tiếng Anh là gì?

Báo cáo tiến độ tiếng Anh là: Progress report

Phiên âm báo cáo tiến độ tiếng Anh là: /ˈprɑːɡres rɪˈpɔːrt/

Trong đó từ Progress đó nghĩa là quy trình, tiến độ làm một dự án, một kế hoạch hay một công việc gì đó mà chúng ta lên lịch trình, kế hoạch cụ thể. Còn từ report nghĩa là báo cáo.

Chuyên ngành quản lý dự án trong tiếng Anh

Nói về báo cáo tiến độ thì các người trong ngành quản lí dự án là rành rọt hơn ai hết, vì để theo dõi dự án thì ta phải lập ra một bảng báo cáo tiếng độ sao cho chi tiết và rõ ràng nhất để có thể theo dõi từng đường đi nước bước của những đứa con tinh thần mà chúng ta đang săn sóc. 

Hãy cùng blog hôm nay học từ vựng tiếng Anh chủ đề ngành quản lý dự án để biết thêm nhiều thuật ngữ liên quan báo cáo tiếng độ tiếng Anh là gì nhé.

  • Amendment of Bidding Documents : Sửa đổi Hồ sơ mời thầu
  • Advance Payment Security : Bảo đảm tạm ứng
  • An eligible bidder : Một nhà thầu hợp lệ
  • Actual Cost (AC): Chi phí thực tế
  • Content of Bidding Documents : Nội dung của Hồ sơ mời thầu
  • Drawing register: Sổ đăng ký bản vẽ
  • Ensuring the synchronous and consistent characteristics: Đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán
  • Equipment : Thiết bị
  • Final finalization: Quyết toán
  • Identification of responsibilities: Phân công trách nhiệm  
  • Initial funding process: Quy trình cấp vốn ban đầu
  • Project appraisal document (PAD): Tài liệu thẩm định dự án
  • Project manager: giám đốc dự án
  • Performance monitoring and reporting: Theo dõi thực hiện và báo cáo
  • Pre – Bid meeting: họp trước đấu thầu
  • Possession of the site : Sở hữu công trường
  • Pooling of funds: Việc góp vốn chung
  • Plan Risk Responses: Lập kế hoạch đối phó với rủi ro
  • Planning Processes: Quy trình lập kế hoạch
  • Financial Statements: Báo cáo tài chính
  • Financial Monitoring Reports: Báo cáo Theo dõi Tài chính
  • Final account : Quyết toán
  • Clarification of Bidding Documents : Làm rõ Hồ sơ mời thầu
  • Currencies of Bid : Đồng tiền của Hồ sơ dự thầu
  • Cost of bidding : chi phí dự thầu
  • Contract price : Giá Hợp đồng
  • Indemnities : Bồi thường
  • Interpretation : Diễn giải
  • Insurance: Bảo hiểm
  • Thumbnail sketches: Bảng tóm tắt tình hình
  • Uncorrected defects : Các sai sót không được sửa chữa
  • Variations : Các thay đổi
  • Site : hiện trường, công trường, 
  • Site visit : Tham quan hiện trường/công trường
  • Securities: Các khoản bảo lãnh
  • Source of funds : Nguồn vốn
  • Sector or program-based Approach: Tiếp cận chương trình hoặc ngành

Cách viết báo cáo tiến độ chuẩn như Lê Duẩn

Để có được một bản báo cáo tiến độ rõ ràng đúng chuẩn trình lên sếp bạn phải bỏ thời gian nghiên cứu các khía cạnh kinh doanh bạn cần đề cập trong báo cáo tiến độ của mình. Điều này bao gồm tất cả các chi tiết của dự án đang thực hiện; bạn sẽ cần phải hiểu nó từ trong ra ngoài để có thể trình bày với cấp trên của mình. Nếu cần, thu thập báo cáo từ cấp dưới, đồng nghiệp, nhà thầu và nhà thầu phụ.

Bạn cần giải thích trong phần nội dung chính của báo cáo những công việc đã được thực hiện. Bạn có thể trình bày chi tiết hơn tại đây để sếp có thể sử dụng thông tin này cho các nhu cầu khác. Tóm tắt những nhiệm vụ này là gì, có thể giúp đạt được mục tiêu cuối cùng và giải thích những nhiệm vụ đang ở giai đoạn nào. Thảo luận về cách bạn sử dụng ngân sách của mình, chỉ rõ nơi nào và nơi nào bạn không cần ngân sách.

Xem xét cẩn thận những vấn đề bạn gặp phải khi làm việc trong dự án này. Điều này có thể bao gồm nhân sự, hạn chế về thời gian, tắc nghẽn và các vấn đề pháp lý. Liệt kê những điều này và cũng viết cách bạn sửa chữa vấn đề hoặc kế hoạch để sửa chữa vấn đề. Nếu bạn cần giúp đỡ về điều gì đó, chỉ cần giải thích nó ở đây.

Nguồn: https://suckhoelamdep.vn/