Bến cảng tiếng Anh là gì? Từ vựng Tiếng Anh chủ đề vận tải biển – hàng hải

1730

Bến cảng hay gọi là cầu cảng, là nơi trong cảng chuyên dụng để tàu thuyền neo đậu chờ hành khách hay bốc xếp hàng hóa lên xuống. Vậy bạn đã biết bến cảng tiếng anh là gì chưa. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn và bổ sung thêm cho bạn các từ vựng có liên quan nhé!

Bến cảng tiếng anh là gì

Bến cảng tiếng anh là “Harbor”

Từ vựng Tiếng Anh chủ đề vận tải biển – hàng hải

  • Life jacket – Áo phao cứu hộ
  • Information desk – Bàn thông tin
  • Ferry terminal – Bến phà
  • Rough sea – Biển động
  • Calm sea – Biển lặng
  • Harbour – Cảng
  • Port – Cảng
  • Gangway – Cầu lên xuống tàu
  • Cruise – Chuyến đi chơi biển bằng tàu thuỷ
  • Life belt – Dây đai cứu hộ
  • To sail – Đi tàu
  • Crew -Đội thủy thủ
  • Currency exchange – Đổi tiền
  • Yacht – Du thuyền
  • Foot passenger – Khách đi bộ
  • To disembark – Lên bờ
  • To embark – Lên tàu
  • Restaurant – Nhà hàng
  • Self-service restaurant – Nhà hàng tự phục vụ
  • Ferry – Phà
  • Car ferry – Phà chở ô tô
  • Bureau de change – Quầy đổi tiền
  • Seasick – Say sóng
  • Cabin number – Số buồng
  • Hovercraft – Tàu chạy bằng đệm không khí
  • Cruise ship – Tàu thuỷ chở khách chơi biển
  • Crew member – Thành viên đội thủy thủ
  • Lifeboat – Thuyền cứu hộ
  • Captain – Thuyền trưởng
  • Crossing – Vượt biển

Cảng biển lớn nhất Việt Nam

Cảng Hải Phòng

Hiện nay, cảng Hải Phòng chính là cảng container hiện đại nhất khu vực miền Bắc. Với cơ sở vật chất bao gồm hệ thống mạng, công nghệ, trang thiết bị, hiện đại, cảng Hải Phòng luôn là vị trí thuận lợi, đảm bảo an toàn phù hợp cho mục đích vận tải giao dịch thương mại quốc tế.

Cảng Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu): 

Cảng Vũng Tàu là cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ, thuộc cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia – đầu mối quốc tế của Việt Nam. Cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo.

Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, là dự án cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam. Cảng Vân Phong, gồm 2 khu bến: Khu bến Mỹ Giang nằm phía nam vịnh Vân Phong, chuyên dùng cho dầu và sản phẩm dầu, có thể tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT, dự kiến 2020 là 400.000 DWT; Khu Dốc Lết, Ninh Thủy nằm phía tây vịnh Vân Phong, chuyên chở hàng rời.

Cảng Quy Nhơn (Bình Định)

Cảng Quy Nhơn được bán đảo Phương Mai chắn gió nên rất thuận lợi cho việc neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm, Nơi đây, có thể tiếp nhận loại tàu lên đến 30.000 DWT lưu thông bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải). Với vị trí nằm là ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông, cảng Quy Nhơn nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu nước ngoài lưu thông.

Cảng Quảng Ninh

Hệ thống đường thủy, bộ tới các vùng kinh tế lân cận đồng bộ, thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như vũng nước sâu gần biển, luồng lạch ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió, được vịnh Hạ Long bao bọc… giúp cảng Quảng Ninh phát triển và không ngừng mở rộng.

Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn là một hệ thống các cảng biển tại TP. HCM (Tân cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước…), đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Cảng gồm các khu bến cảng tổng hợp và cảng container, bao gồm cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp, cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai.

Cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò là khu bến cảng tổng hợp, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung Bộ, một phần hàng quá cảnh của nước Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Cảng Dung Quất

Cảng Dung Quất là cảng biển tổng hợp Quốc Gia, đầu mối khu vực thuộc tính Quảng Ngãi, được đưa vào khai thác cuối năm 2008. Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu công nghiệp lân cận.

Cảng Chân Mây

Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của nước ta, Cảng Chân Mây nằm vị trí đường biển kết nối Singapore, Philippines, Hong Kong nên thuận tiện trong việc neo đậu, xếp dỡ hàng. Cảng Chân Mây còn nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam giữa 2 đô thị lớn nhất miền Trung là Đà Nẵng và Huế, khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân và Vườn quốc gia Bạch Mã).

Cảng Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong khu vực, cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam. Có hệ thống giao thông thuận lợi, đóng vai trò là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta.

Nguồn: https://suckhoelamdep.vn/