Nhiệt miệng chảy máu có thể là triệu chứng của bệnh ung thư khoang miệng. Thế nhưng, có nhiều người nhầm lẫn giữa lở miệng với căn bệnh nguy hiểm này.
Triệu chứng lở miệng và ung thư khoang miệng
Nói về triệu chứng lở miệng và ung thư khoang miệng thì khá giống nhau. Lở miệng sẽ gồm 1 hoặc nhiều mụn nước từ 1 – 2mm, vỡ ra và tạo thành những ổ loét. Những vết loét này sẽ nhanh chóng lành lại trong khoảng 7 – 14 ngày, tùy theo cơ địa của mỗi người. Lở miệng xảy ra khi các vi khuẩn có khả năng tạo thành nấm gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển nhanh và gây loét.
Ung thư khoang miệng bao gồm phần môi, lợi, khe liên hàm, lưỡi, niêm mạc má và sàn miệng. Căn bệnh nguy hiểm này mới đầu cũng có những triệu chứng như lở miệng, chỉ có khác biệt thời gian đau rát sẽ kéo dài hơn so với lở miệng, sau đó sẽ tạo nên những ổ loét lớn dần và rất đau nhức.
Nhiều người chủ quan đây là lở miệng thông thường nên không đi thăm khám. Đến lúc vết thương lan rộng, kèm theo nổi hạch, chảy máu, tai đau, khó ăn uống,… thì mới phát hiện ra mình bị ung thư khoang miệng.
Nhận biết lở miệng chảy máu và ung thư khoang miệng
Nhiệt miệng cũng có thể gây chảy máu, tuy nhiên thời gian bị bệnh ngắn và sẽ mau chóng hồi phục. Nguyên nhân gây ra chảy máu khi nhiệt miệng là do mụn nước có chứa máu, khi vỡ ra thì máu cũng sẽ theo đó ra ngoài. Mặc dù vậy, trường hợp nhiệt miệng chảy máu là rất ít, nếu có thì bệnh lở miệng của bạn cũng đã rất nặng.
Nếu như lở miệng mà chảy máu kèm theo một số triệu chứng bất thường như sốt, giảm cân nhanh chóng, đổ mồ hôi về đêm hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì khả năng cao bạn đang mắc phải ung thư khoang miệng.
Mang lại sự tin tưởng do đã có nhiều khách hàng lui đến khi trồng răng đảm bảo khách hàng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng trong việc cấy ghép implant uy tín
Lở miệng chảy máu thì phải làm sao?
Nhằm phòng tránh bệnh lở miệng chảy máu, bạn cần cạo vôi răng 6 tháng/ lần để tiêu diệt môi trường sinh sống của vi khuẩn. Đồng thời, chế độ ăn uống cần quan tâm bổ sung thêm nhiều rau củ, vitamin.
Đánh răng 2 lần sáng tối và sau bữa ăn 30 phút. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống thêm các loại nước mát khác như sinh tố, nước rau má,…Khi bị lở miệng, cần chú ý theo dõi sát sao, nếu như có dấu hiệu nặng thêm và kéo dài thì cần liên lạc ngay với bác sĩ nha khoa để kiểm tra.
Để xác định được bản thân mình bị nhiệt miệng hay ung thư, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khác và xác định rõ nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý.
nguồn: https://suckhoelamdep.vn/