Theo nghiên cứu, mỗi người đều bị nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời. Trong đó, 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: “Vì sao cơ thể chúng ta thường bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp. Ban đầu, nó chỉ là những mụn nước li ti, sau đó vỡ ra và tạo vết loét trong niêm mạc miệng gây đau rát trong nhiều ngày liền. Hậu quả là giao tiếp khó khăn và quá trình sinh hoạt, ăn uống trở nên đau rát, đặc biệt là khi ăn đồ cay, nóng…
Vị trí thường xuất hiện nhiệt miệng là trong má, môi, lưỡi, cuống họng, lợi,… Nhiệt miệng có thể lở một hoặc nhiều vết thành chùm hoặc riêng lẻ với kích thước khoảng 1 – 2mm/ 1 nốt.
Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên tình trạng nhiệt miệng. Trong đó có thể kể đến:
– Chế độ ăn uống không điều độ: ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, đồ ngọt hay dầu mỡ dễ làm cơ thể tích tụ nhiều độc tố. Trong khi đó, gan chưa kịp đào thải hết dẫn đến nóng trong người gây nhiệt miệng.
– Tổn thương niêm mạc miệng: do các vi khuẩn có trong răng miệng xâm nhập tạo nên vết loét. Hoặc trong quá trình ăn nhai vô tình cắn phải tạo vết thương và chuyển thành nhiệt miệng.
– Rối loạn một số bộ phận trong cơ thể: như gan, thận hoặc thiếu axitfolic, chất sắt,… sẽ làm cho cơ thể tự tạo nên những vết loét.
– Stress: là nguyên nhân chính tác động lên cơ thể, làm hệ miễn dịch suy giảm. Từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và hình thành nhiệt miệng.
Cách chữa trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là bệnh lý thường thấy, không gây hậu quả quá nặng nề nên có thể dễ dàng chữa trị bằng nhiều cách khác nhau.
Tham khảo dịch vụ trồng implant sô 1 được khách hàng thật sự quan tâm và tín nhiệm trong việc trồng răng
Bạn có thể sử dụng các nguyên vật liệu dân gian như nước muối súc miệng hàng ngày, mật ong, nước lá rau ngót, khế chua, nước ép cà chua,… để thoa vào vết loét. Hầu hết những nguyên liệu này có tính kháng viêm, chống khuẩn nên giúp giảm sưng đau, đồng thời giúp vết loét mau lành hơn.
Ngoài ra, thuốc tây dạng uống hoặc chấm sẽ có tác dụng nhanh chóng làm khô nhiệt miệng. Thuốc dễ dàng được mua ở hầu hết các tiệm thuốc tây trên toàn quốc.
Ông bà ta thường dạy: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, cách tốt nhất để tránh bị nhiệt miệng đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, có chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời, bạn nên thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra định kỳ nhằm bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất nhé!