Hợp đồng thế chấp tiếng Anh là gì?

906

Hợp đồng thế chấp tiếng anh là gì? Nếu bạn đang muốn tăng vốn từ vựng của mình thì nên trau dồi mỗi ngày. Mỗi ngày dành ra một ít phút để học từ vựng thì trong một thời gian ngắn tối đảm bảo với bạn sẽ cải thiện được vốn từ vựng của mình. Dưới đây, bài viết của chúng tôi bạn sẽ biết về Hợp đồng thế chấp tiếng Anh là gì?

Hợp đồng thế chấp là gì?

Hợp đồng thế chấp tài sản theo đó là hợp đồng mà bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ

Hợp đồng thế chấp tiếng Anh là gì?

Hợp đồng thế chấp tiếng Anh là “Mortgage contracts

hợp đồng thế chấp tiếng anh là gì

EX

Mr. B signed a mortgage contract

  • Ông B đã ký vào hợp đồng thế chấp

Từ vựng tiếng Anh về chủ đề hợp đồng

– Agreement (n) /ə’gri:mənt/  hợp đồng, khế ước, thỏa thuận

– Appendix (n) /ə’pendiks/  phụ lục

– Arbitration (n) /,ɑ:bi’treiʃn/ giải quyết tranh chấp

– Article (n) /’ɑ:tikl/ điều, khoản, mục

– Hereinafter (adv) /’hiərin’ɑ:ftə/ ở dưới đây (trong tài liệu này)

– Clause (n)  /klɔ:z/ điều khoản

– Condition (n) /kən’diʃn/ điều kiện, quy định, quy ước

– Force majeure (n) /fɔ:s mə’jɔlikə/ trường hợp bất khả kháng

– Fulfil (v) /ful’fil/ thi hành

– Herein (adv) /’hiər’in/ ở đây, ở điểm này, sau đây (trong tài liệu này)

– Hereto (adv) /’hiə’tu:/ theo đây, đính theo đây

– Heretofore (adv) /’hiətu’fɔ:/ cho đến nay, trước đây

– In behalf of /in bi:hɑ:f ɔv/  theo ủy quyền của ai

– Null and void invalid /nʌl ænd vɔid ‘invəli:d/ miễn trách nhiệm, không ràng buộc

– Party (n) /’pɑ:ti/ bên

– Terms (n) /tə:ms/ điều, khoản, điều kiện được chấp nhận, điều kiện đề nghị

Đối tượng của thế chấp tài sản

Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên thế chấp: Bên thế chấp chuyển giao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên nhận thế chấp. Bên thế chấp phải đảm bảo mình có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp. Kể từ khi hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực, bên thế chấp bị hạn chế một số quyền đối với tài sản.

Tài sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai: Đối với tài sản hình thành trong tương lai, bên thế chấp cần có các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai.

Giá trị của tài sản thường lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm: Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên nhận thế chấp thường chỉ chấp nhận tài sản thế chấp trong trường hợp giá trị của tài sản lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, pháp luật quy định việc xác định tài sản thế chấp đối với tài sản có vật phụ như sau:

  • Thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp;
  • Thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp;
  • Thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp.

Nguồn: https://suckhoelamdep.vn/