Vì sao người tiểu đường vẫn bị biến chứng dù đường huyết ổn định

705

Tiểu đường gần như là một loại bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay nhưng thường gặp nhất là ở người lớn tuổi. Chẳng nói đâu xa, ông ngoại mình là một bệnh nhân tiểu đường và đã trải qua nhiều giai đoạn của bệnh nên mình sẽ chia sẻ những thông tin về căn bệnh này với vai trò là người trong cuộc. Trong quá trình theo dõi bệnh của ông ngoại, mình nhận thấy ông vẫn bị biến chứng dù vẫn kiểm soát đường huyết tốt. Vì sao người tiểu đường vẫn bị biến chứng dù đường huyết ổn định?

Có một ngày ông ngoại mình đi bộ tập thể dục thì bị xước ở ngón chân út, tuy chảy máu nhưng không có mủ, vậy mà vết thương cứ loét ra. Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ nói chân ông bị hoại tử nặng và phải cắt nửa bàn chân đi. Cả nhà lúc đó vô cùng hoảng hốt vì trước giờ cứ tưởng bệnh tiểu đường chỉ cần giữ đường huyết ổn định là đủ nhưng không ngờ ông vẫn bị biến chứng loét bàn chân. Ai cũng nghi ngờ không biết vì sao người tiểu đường vẫn bị biến chứng dù đường huyết ổn định?

Bệnh tiểu đường bản chất đã nguy hiểm nhưng biến chứng còn nguy hiểm hơn nhiều lần. Một khi tiểu đường bị biến chứng, người bệnh có nguy cơ bị đau tim hoặc mắc các bệnh tim mạch và bị đột quỵ gấp 2 – 4 lần. Theo thông tin mình tìm hiểu được trên mạng thì có đến 60% tổng số ca phẫu thuật cắt bỏ chi dưới không liên quan đến chấn thương. Ngoài ra thì tuổi thọ còn giảm sút đáng kể nữa nên đừng để tiểu đường bị biến chứng nhé!

Vì sao người tiểu đường vẫn bị biến chứng dù đường huyết ổn định?

Sau biến cố này của ông ngoại, nhà mình đã hỏi bác sĩ cặn kẽ để tình huống này không bao giờ xảy ra nữa. Vậy vì sao người tiểu đường vẫn bị biến chứng dù đường huyết ổn định? Bác sĩ đã giải thích về những nguyên nhân chính sau đây:

Chỉ số HbA1c là chỉ số đo lường mức ổn định đường huyết trong 2 – 3 tháng. Trước giờ cả nhà mình vẫn luôn kiểm soát chỉ số này để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt, giảm nguy cơ bị biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa phải nằm ở mức 100% nên vẫn không thể ngăn ngừa hoàn toàn các biến chứng.

Bệnh tiểu đường mất một thời gian dài để nuôi bệnh, vì thế mà có thể các biến chứng đã tiềm ẩn từ trước rất lâu nhưng vẫn chưa được chẩn đoán ra. Thông thường, chúng ta chỉ quan tâm đến mục tiêu ổn định đường huyết ở một thời điểm nhất định chứ không quan tâm đến cả quá trình, vì thế mà lượng đường huyết tăng giảm thất thường gây nguy cơ biến chứng cao hơn.

Có một điều chúng ta cần nhớ chính là đường huyết không phải là một yếu tố quyết định 100% nguy cơ bạn có gặp phải biến chứng hay không. Một số yếu tố có thể gây biến chứng tiểu đường chính là tình trạng đề kháng insulin, sự gia tăng phản ứng viêm hay do bệnh đi kèm. Tình huống của ông mình là do mắc thêm bệnh cao huyết áp nên đã bị biến chứng.

Làm cách nào để kiểm soát biến chứng tiểu đường?

Bác sĩ đã hướng dẫn ông mình thay đổi chế độ ăn uống ăn nhạt, nhiều rau, ít dầu mỡ, giảm tinh bột và đồ ngọt, tăng cường tập thể dục, vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng để tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào và uống thuốc đúng liều lượng.

Bên cạnh đó, ông ngoại của mình đã phải thay đổi thói quen nghỉ ngơi mỗi khi mệt mỏi hay căng thẳng để tránh rủi ro biến chứng do sức khỏe kém.

Bạn đã hiểu được lý do vì sao người tiểu đường vẫn bị biến chứng dù đường huyết ổn định rồi. Mong rằng những bệnh nhân tiểu đường sẽ tìm hiểu kỹ về bệnh tình của bản thân mình để những biến chứng không mong muốn sẽ không bao giờ xảy ra.

nguồn:https://suckhoelamdep.vn/