Nấm rơm bao nhiêu protein? Tác dụng mang lại

473

Nấm rơm là một nguồn thực phẩm phổ biến và đa dạng được ưa chuộng trong ẩm thực. Bên cạnh hương vị độc đáo và sự linh hoạt trong chế biến, nấm rơm còn được biết đến như một nguồn protein tự nhiên. Nhưng liệu nấm rơm thực sự chứa bao nhiêu protein

Protein và các dinh dưỡng khác có trong nấm rơm

Nấm rơm có hai loại, gồm nấm khô và nấm tươi. Theo bảng thành phần dinh dưỡng từ Viện Dinh dưỡng, mỗi 100g nấm rơm khô chứa:

  • Protein: 21 – 37g. Đặc biệt, nấm rơm chứa hàm lượng protein rất cao và đầy đủ các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, vượt trội so với thịt bò và đậu tương.
  • Chất béo: 2,1 – 4,6g
  • Carbohydrate: 9,9g
  • Chất xơ: 21g

Ngoài ra, nấm rơm còn chứa nhiều vi chất như vitamin A, B1, B2, C, D, PP, sắt, canxi, photpho,…

Trong khi đó, mỗi 100g nấm rơm tươi chứa:

  • Nước: 90%
  • Protein: 3,6%
  • Chất béo: 0,3%
  • Carbohydrate: 3,2%
  • Chất xơ: 1,1%
  • Canxi: 28mg
  • Photpho: 80mg
  • Sắt: 1,2%
  • Calorie: 31

Vậy nên, nấm rơm có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú. Chính vì vậy, nấm rơm không chỉ là thực phẩm thông thường mà còn được sử dụng làm nguyên liệu cho thực phẩm chức năng và trong điều trị một số bệnh như béo phì, tiểu đường, và xơ vữa động mạch,…

Tác dụng của nấm rơm

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Nấm rơm được biết đến với hàm lượng vitamin cao, có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, nấm còn chứa các chất chống oxi hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do, đồng thời hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương và vết loét.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nấm rơm chứa kali và đồng. Kali giúp duy trì chức năng bình thường của mạch máu. Đồng có tính chất kháng vi khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm các cơ quan nội tạng.

Ngoài ra, tiêu thụ nấm còn giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể. Với hàm lượng protein lành mạnh cao, nấm có khả năng đốt cháy cholesterol.

Tác dụng chống ung thư của nấm rơm

Nấm có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Axit linoleic liên kết có trong nấm giúp giảm tác động của hormone estrogen, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Nấm cũng chứa beta-glucan, một hợp chất khác, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Hơn nữa, nấm rơm còn cung cấp selen – một chất có tác dụng ức chế và giảm số lượng tế bào ung thư.

Nấm rơm đối với người bị tiểu đường

Nấm rơm có ít carbohydrate và chất béo. Ngoài ra, nấm rơm còn hỗ trợ hoạt động của gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, giúp tăng cường sản xuất insulin ở mức đủ.

Hỗ trợ giai đoạn phát triển

Nấm rơm chứa nhiều protein. Protein là yếu tố quan trọng để phát triển, duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ nấm rơm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển.

Tăng cường sức khỏe xương

Nấm rơm giàu canxi và cũng là một trong những nguồn giàu vitamin D nhất. Cả hai chất này đều cần thiết cho sự phát triển của xương. Việc bổ sung nấm rơm vào chế độ ăn giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp.

Ngoài những lợi ích trên, nấm rơm còn có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ trong việc điều trị nhiều tình trạng khác nhau như cao huyết áp, bệnh gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, béo phì và suy nhược cơ thể…

Cùng xem: viên uống collagen hot năm 2023, bệnh nào cần chú ý khi uống collagen?

Nguồn: https://suckhoelamdep.vn/