Thời gian bị lở miệng là bao lâu? 

809

Tùy vào cơ địa mỗi người, thời gian bị lở miệng sẽ khác nhau. Trung bình, với một cá thể thì lở miệng sẽ bớt trong vòng từ 7 – 14 ngày.

Tổng quan về bệnh lở miệng

Bệnh lở miệng là một bệnh lành tính, không gây ra những tác hại quá nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bệnh có biểu hiện vết lở nhỏ từ 1 -2 mm, đáy màu vàng nhạt, bao quanh bằng một đường màu đỏ, có thể xuất hiện ở cả nướu hoặc lưỡi và gây nên đau rát khi ăn uống.

Đồng thời, bệnh không gây sốt hoặc sưng hạch. Tuy nhiên có một vài trường hợp nếu như không được chăm sóc đúng cách sẽ ngày càng nặng hơn, lan nhanh và có thể gây sốt, nổi hạch do phản ứng để chống lại vi khuẩn.

Bệnh lở miệng sẽ qua 3 giai đoạn khác nhau: bọng nước, vỡ ra tạo thành vết lở và cuối cùng là tạo ổ loét. Hầu hết, mỗi người đều mắc lở miệng trong đời nhưng đều xem đây là bệnh nhẹ và không chữa trị.
Nhiều người trước đây chỉ nghĩ lở miệng do cơ thể trong người bị nóng. Thế nhưng, nguyên nhân gây ra lở miệng có thể kể đến như sâu răng, viêm tủy, nhiễm virut, vi khuẩn, dị ứng với kem đánh răng, thiếu chất,… hoặc một số vấn đề bên ngoài như stress, cắn phải trong quá trình ăn nhai.

Mang lại sự tin tưởng do đã có nhiều khách hàng lui đến khi trồng răng đảm bảo khách hàng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng trong việc cấy ghép implant uy tín

Thời gian diễn ra bệnh lở miệng 

Thông thường, lở miệng sẽ diễn ra khoảng từ 7 -14 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. Nhanh nhất là lúc hình thành bọng nước, hay còn gọi là mụn nước. Thời gian cho giai đoạn này khoảng 1 -2 ngày, thậm chí ngắn hơn. Lâu nhất là thời gian bọng nước bị vỡ gây đau rát kéo dài khoảng từ 5 – 7 ngày tùy cơ địa.

Khi đã chuyển sang ổ loét, thường sẽ dần hết đau dù ngoại quan nhìn thấy vẫn giống như trong giai đoạn lở loét. Lúc này, cơ thể đã có những phản ứng để làm lành vết thương.

Cách chữa trị bệnh lở miệng nhanh chóng 

Với những trường hợp nhẹ, gồm một vài vết lở thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, bôi thuốc và xem xét chế độ chăm sóc răng miệng thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Thế nhưng, đối với những vết loét lớn và sâu thì bạn cần đặc biệt chú ý.

Những ổ loét to có thể gây chảy máu, không ăn uống được, thậm chí há miệng hay nói chuyện cũng sẽ khó khăn. Nhiều trường hợp, bệnh kéo dài  cũng như tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến ung thư khoang miệng hoặc đang mắc một bệnh nào đó nguy hiểm khác, chẳng hạn như viêm ruột, bệnh tự miễn,…Do đó, nếu như bạn gặp phải trường hợp mắc bệnh lở miệng lâu hơn 2 tuần mà không khỏi thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và phát hiện sớm những vấn đề trong cơ thể.

nguồn:https://suckhoelamdep.vn/